Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

Những công chúa châu Á bỏ hoàng gia

Vợ chồng Harry - Meghan hôm 8/1 khiến công chúng ngỡ ngàng khi thông báo rút khỏi các vị trí cấp cao trong Hoàng gia Anh, thành lập tổ chức từ thiện mới và trở nên "độc lập về tài chính". Điện Buckingham sau đó tuyên bố họ sẽ không còn mang danh hiệu Hoàng tử và Công nương, không tiếp tục tham gia hoạt động của hoàng gia, cũng không còn đại diện cho Nữ hoàng Elizabeth II khi tới các sự kiện.

Việc Harry và Meghan rút lui khỏi hoàng gia, hay còn được giới truyền thông gọi là "Megxit", được cho là xuất phát từ mong muốn có cuộc sống riêng tư hơn. Họ không phải những thành viên hoàng gia đầu tiên tỏ ra mệt mỏi vì "ánh hào quang" và sự soi xét của công chúng. Nhiều công chúa tại châu Á cũng chọn cuộc sống thường dân sau khi kết hôn với người bên ngoài hoàng tộc, đặc biệt ở Nhật Bản.

Công chúa Ayako , cháu họ Thái thượng hoàng Akihito, rời hoàng gia hồi năm 2018 sau khi kết hôn với Kei Moriya, nhân viên một công ty vận chuyển. Sau khi ký giấy đăng ký kết hôn, công chúa 29 tuổi đổi tên thành Ayako Moriya. Theo quy tắc, phụ nữ được gả vào hoàng gia Nhật sẽ trở thành thành viên hoàng tộc, nhưng nếu kết hôn với thường dân thì phải ra đi.

Vợ chồng Kei và Ayako Moriya trả lời phỏng vấn sau lễ cưới tại đền Meiji, Tokyo hồi tháng 10/2018. Ảnh: Reuters.

Vợ chồng Kei và Ayako Moriya trả lời phỏng vấn sau lễ cưới tại đền Meiji, Tokyo hồi tháng 10/2018. Ảnh: Reuters .

Ayako, người có bằng thạc sĩ về phúc lợi xã hội, quen Trung tâm dịch thuật biết chồng từ tháng 12/2017 qua sự giới thiệu của mẹ mình, công nương Takamado. Công nương gặp cha mẹ của Moriya khi tham gia hoạt động của một tổ chức phi chính phủ. Ngoài thích hoạt động phúc lợi xã hội, vợ chồng nhà Moriya đều thích trượt tuyết, đọc sách và du lịch.

Sau khi Ayako mất danh hiệu, quy mô hoàng gia Nhật thu hẹp còn 18 thành viên, khiến công chúng lo ngại về sự gia tăng gánh nặng trong việc thực hiện nhiệm vụ hoàng gia, đồng thời kêu gọi thay đổi quy tắc kế vị. Nhật Bản chỉ cho phép nam giới lên Ngai vàng Hoa cúc bất chấp hoàng gia chỉ có 4 người thừa kế nam.

Số thành viên dự kiến giảm xuống còn 17 trong năm nay, khi công chúa Mako , cháu gái lớn nhất của Thái thượng hoàng, cũng có kế hoạch kết hôn với luật sư Kei Komuro, bạn thời đại học của cô. Hai người quen nhau năm 2012 qua một người bạn trong tiệc giao lưu ở một nhà hàng tại quận Shibuya, Tokyo. Một năm sau, Komuro ngỏ lời yêu Mako.

Trước Ayako và Mako, nhiều công chúa Nhật Bản khác cũng chấp nhận mất danh hiệu khi kết hôn với thường dân. Hồi năm 2005, công chúa Nori , hiện 50 tuổi, con gái duy nhất của Thái thượng hoàng Akihito, kết hôn với nhà thiết kế đô thị Yoshiki Kuroda và từ bỏ mọi khoản trợ cấp từ nhà nước.

Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản vẫn quyết định cấp cho vợ chồng Kuroda khoản tiền 1,29 triệu USD. Sau khi kết hôn, công chúa Nori đổi tên thành Sayako Kuroda, phải đóng thuế và được quyền bỏ phiếu như những công dân khác.

Năm 1950, công chúa Taka , chị gái của Thái thượng hoàng, kết hôn với thường dân Toshimichi Takatsukasa và đổi tên thành Kazuko Takatsukasa. Chồng của bà xuất thân từ gia đình quý tộc, nhưng mất danh hiệu do cải cách pháp lý tại Nhật Bản sau chiến tranh.

16 năm sau, thi thể ông Takatsukasa được tìm thấy trong căn hộ của nhân tình, một chiêu đãi viên tại hộp đêm ở quận Ginza, Tokyo. Nguyên nhân tử vong là ngộ độc khí CO, dẫn đến suy đoán đây là một vụ tự tử kép. Ông Takatsukasa được cho là muốn cùng chết với nhân tình bởi không được quyền ly dị và tái hôn.

Công chúa Yori , em gái Taka, cũng tiếp bước người chị vào năm 1952 khi kết hôn với Takamasa Ikeda, một quý tộc bà gặp gỡ trong tiệc trà, sau đó đổi tên thành Atsuko Ikeda. Cặp vợ chồng chuyển tới sống tại tỉnh Okayama và xây dựng một doanh nghiệp chăn nuôi gia súc phát đạt. Năm 1988, bà thay chị gái Taka trở thành nữ tư tế của đền Ise.

Hoàng gia Thái Lan cũng từng trải qua tình huống tương tự, khi công chúa Ubolratana Rajakanya , con đầu lòng của cố vương Bhumibol Adulyadej và Thái hậu Sikirit, kết hôn với Peter Jensen, một người đàn ông Mỹ hồi năm 1972. Hai người quen nhau trong khoảng thời gian cùng theo học tại Viện Công nghệ Massachusetts.

Công chúa Ubolratana tại một cuộc họp báo ở Pháp năm 2008. Ảnh: Reuters.

Công chúa Ubolratana tại một cuộc họp báo ở Pháp năm 2008. Ảnh: Reuters .

Với lựa chọn đi theo tiếng gọi tình yêu, Ubolratana chấp nhận mất tước vị hoàng gia và sống cuộc đời "không theo khuôn mẫu truyền thống". Bà có ba người con với chồng, nhưng ly dị vào năm 1998. Sau khi trở về quê hương năm 2001, bà được sắc phong danh hiệu "Tunkramom Ying", nghĩa là "Con gái của Nữ hoàng nhiếp chính" và được các quan chức chính phủ Thái Lan coi là một thành viên hoàng gia.

Năm ngoái, Ubolratana khiến công chúng bất ngờ khi đăng ký làm ứng viên tranh cử thủ tướng cho đảng Thai Raksa Chart, liên quan đến đảng Pheu Thai do cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra sáng lập. Tuy nhiên, nỗ lực tham gia chính trị của bà bất thành khi Vua Maha Majiralongkorn ra lệnh ngăn chị gái tranh cử, bởi động thái này "đi ngược truyền thống, phong tục và văn hóa đất nước".

Ánh Ngọc (Theo SCMP )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét